TP.HCM nắng nóng như đổ lửa, CSGT 'tuýt còi' tặng người đi đường nước suối, khăn lạnh
Hôm nay (20.3), Báo Phụ nữ TPHCM tổ chức họp báo công bố "Giải pickleball Báo Phụ nữ TPHCM lần thứ 2 năm 2025 - 50 năm thống nhất non sông". Giải đấu hướng đến chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Báo Phụ nữ TPHCM (19.5.1975 - 19.5.2025).Bà Lý Việt Trung, Tổng biên tập Báo Phụ nữ TPHCM cho biết: "Đây là một giải đấu mang ý nghĩa đặc biệt, bởi chúng tôi tin rằng pickleball là môn thể thao gắn kết gia đình. Câu chuyện về sự gắn kết này đã được minh chứng rõ nét tại giải đấu lần đầu tiên vào năm ngoái. Nhiều cặp đôi đã chia sẻ rằng, từ khi cùng nhau chơi pickleball, mối quan hệ gia đình của họ trở nên khăng khít hơn. Thay vì mỗi người một góc với chiếc điện thoại, họ cùng nhau ăn tối, chia sẻ về những trận đấu, những người bạn mới. Nhờ đó, không khí gia đình trở nên ấm áp và gắn bó hơn". Nét đáng chú ý của giải là có đến 9 nội dung tranh tài gồm đôi nữ 4.5, đôi nữ 6.0, đôi nữ mở rộng, đôi mẹ con, đôi cha con, đôi vợ chồng, đôi người nổi tiếng, đôi nam nữ cán bộ công chức, đôi nữ cán bộ công chức. Với nội dung đa dạng là cơ hội để nhiều đối tượng, nhiều VĐV các trình độ khác nhau có cơ hội tham dự giải. Về cơ cấu giải thưởng, giải có tiền thưởng cao nhất là dành cho nội dung đôi nữ mở rộng với mức 10 triệu đồng cho hạng nhất, 5 triệu đồng hạng nhì, 3 triệu đồng hạng ba. Các nội dung còn lại có mức thưởng như nhau là 3 triệu đồng cho hạng nhất, 2 triệu đồng cho hạng nhì và 1 triệu đồng dành cho hạng ba. Giải diễn ra vào ngày 19, 20.4 tại sân pickleball Tana (29 Đào Duy Anh, Q.Phú Nhuận, TP.HCM).Người Việt du học Mỹ lần đầu tăng sau 3 năm, đứng thứ 5 thế giới
Theo thông tin mới nhất từ Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, sau khi đưa vào khai thác, nhà ga hành khách T3 sẽ phục vụ các chuyến bay nội địa của 2 hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet Air. Nhà ga T1 đang khai thác hiện nay sẽ phục vụ các chuyến bay nội địa của 4 hãng hàng không Vasco, Bamboo Airways, Vietravel Airlines và Pacific Airlines.Kế hoạch chuyển đổi được chia thành 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 từ 24.4 - 27.4 sẽ tổ chức các chuyến bay thử nghiệm thực tế đường bay Tân Sơn Nhất - Vân Đồn - Tân Sơn Nhất, do 2 hãng Vietnam Airlines và Vietjet Air khai thác. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên sẽ cất cánh lúc 4 giờ 1 phút ngày 24.4. Giai đoạn 2 áp dụng từ 28.4 - 4.5, khai thác thêm đường bay trục chính TP.HCM - Hà Nội của Vietnam Airlines và Vietjet Air.Ngày 30.4, nhà ga hành khách T3 sẽ chính thức khai trương và từ 5.5 sẽ khai thác chính thức tất cả các chuyến bay nội địa của hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet Air. Khi đó, hành khách bay trên tất cả các chuyến bay nội địa của 2 hãng hàng không này sẽ chuyển sang làm thủ tục tại nhà ga T3. Đây là 2 hãng hàng không có số lượng và tần suất khai thác chuyến bay lớn nhất hiện nay, sau khi chuyển sang khai thác tại ga nhà T3 sẽ giảm tải rất lớn cho tình trạng ùn tắc hiện hữu tại nhà ga T1.Hạng mục nhà ga hành khách T3 có quy mô 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng là 112.500 m2, công suất 20 triệu hành khách/năm, đáp ứng 7.000 hành khách/giờ cao điểm, khai thác được tất cả các loại tàu bay code C và code E. Nhà ga T3 được thiết kế thành 2 cao trình đi và đến riêng biệt, có 89 quầy thủ tục hàng không truyền thống, 20 quầy bagdrop thả hành lý tự động và 42 kiosk check-in, 26 cửa ra tàu bay. Trong đó 13 cửa bằng ống lồng và 13 cửa bằng xe buýt, có 6 đảo xử lý hành lý đi và 10 đảo trả hành lý đến, 25 cửa kiểm soát an ninh hành khách đi.Đặc biệt, nhà ga được thiết kế 8 cửa kiểm soát an ninh và 1 khu riêng biệt phục vụ hành khách VIP, hạng thương gia và khách ưu tiên.Để kết nối với ga T3, dự án đường Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, dài 4 km ở bên ngoài với tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỉ đồng cũng đang chạy nước rút về đích. Toàn bộ dự án dự kiến hoàn thành dịp 30.4 đồng bộ với ngày khai trương nhà ga T3, giúp kết nối đồng bộ giữa các công trình và giảm ùn tắc cho cả khu vực Tân Sơn Nhất.
Ô tô biển xanh bị xe container 'bẻ gương' vì vượt ẩu trên cầu
Ngày 3.2, Công an TP.Đà Nẵng cho biết trong dịp Tết Nguyên đán, công an các địa phương, đơn vị nghiệp vụ đã huy động tối đa lực lượng, triển khai kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, phục vụ người dân vui xuân, đón tết. Trên lĩnh vực giao thông, trong những ngày tết, không có vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, không có tình trạng đua xe trái phép; tình trạng mất an ninh trật tự cũng được kiểm soát chặt chẽ.Trong đó, Công an Q.Hải Châu đã khởi tố nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy gây rối, mang theo hung khí chém người trong đêm giao thừa.Đối với việc thực hiện nghiêm Nghị định 168 của Chính phủ, các quy định mới của luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, lực lượng CSGT luôn bố trí nhiều tổ công tác khép kín địa bàn, bảo đảm kịp thời phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn.Với mục tiêu kéo giảm số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông, đồng thời kiên quyết xử lý những hành vi phạm an toàn giao thông đường bộ ngay từ đầu năm mới, ngay từ sáng mùng 1 tết, lực lượng CSGT toàn thành phố đã triển khai thực hiện chuyên đề xử lý nồng độ cồn, xử lý lỗi trực quan vi phạm giao thông thường gặp nhằm tuyên truyền, nhắc nhở người dân chấp hành nghiêm.Qua triển khai đồng bộ các biện pháp và tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm, tình hình giao thông trên địa bàn dịp Tết Ất Tỵ 2025 được duy trì ổn định, tai nạn giảm so với cùng kỳ năm trước.Theo Công an TP.Đà Nẵng, từ ngày 25.1 đến ngày 2.2, toàn thành phố xảy ra 5 vụ tai nạn giao thông đường bộ làm 8 người bị thương (giảm 5 vụ so với năm 2024).Công an các đơn vị, địa phương phát hiện, lập biên bản 1.015 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ, gồm 30 xe khách, 78 xe tải, 129 ô tô, 6 xe container, 770 xe máy, 2 xe điện. Trong đó, tạm giữ 189 phương tiện; tước giấy phép lái xe 46 trường hợp; trừ điểm giấy phép lái xe 91 trường hợp; 144 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.So với cùng kỳ năm 2024, số vụ vi phạm có tăng khoảng 20%, nhưng vi phạm về nồng độ cồn giảm mạnh (giảm khoảng 33%). Điều này cho thấy ý thức của người tham gia giao thông về việc không sử dụng rượu bia khi lái xe có cải thiện rõ rệt.Ngoài ra, các đơn vị bố trí điểm hỗ trợ, giúp đỡ người dân về quê đón tết với hơn 600 suất ăn miễn phí (bánh mì, nước suối, khăn lạnh). Trong đó, Trạm CSGT Hòa Nhơn bố trí điểm hỗ trợ người dân trên đường QL14B (xã Hòa Nhơn, H.Hòa Vang) với 300 suất ăn, từ nguồn kinh phí do cán bộ chiến sĩ và nhà hảo tâm đóng góp.
Hằng năm, Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC), một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1933 có trụ sở tại Mỹ, mang mục tiêu cung cấp hỗ trợ nhân đạo toàn cầu, sẽ đưa ra bản Danh sách theo dõi tình trạng khẩn cấp, trong đó xác định những quốc gia và khu vực có khả năng phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng nhân đạo leo thang trong năm tới. Danh sách này xét đến khả năng xảy ra và tác động của xung đột, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu.Dưới đây là tốp 10 quốc gia và vùng lãnh thổ được IRC đưa vào danh sách theo dõi khẩn cấp, với những dự báo tình trạng khủng hoảng có thể tiếp diễn hoặc trầm trọng thêm trong năm 2025.Somalia có năm thứ 3 liên tiếp xuất hiện trong tốp 10 nơi cần chú ý tình trạng khẩn cấp của IRC. Trung tâm bất ổn tại nước này đến từ các cuộc tấn công của nhóm vũ trang đối lập al-Shabaab chống lại chính phủ Somalia. Trong 9 tháng đầu năm 2024, al-Shabaab thực hiện hơn 120 cuộc tấn công và dần mở rộng ảnh hưởng, trong khi phái bộ của Liên minh châu Phi (AU) được cử đến để duy trì ổn định đang phải rút dần khỏi Somalia. Ngoài ra, các cuộc xung đột giữa những nhóm sắc tộc còn làm trầm trọng thêm bất ổn.Trong năm 2025, chính phủ nước này có thể đối mặt với các cuộc giao tranh leo thang, trong khi viện trợ quốc tế giảm dần. Ngoài ra, biến đổi khí hậu, bao gồm hiện tượng La Nina, có thể đảo ngược nỗ lực khôi phục nền nông nghiệp. Dự kiến có khoảng 1,6 triệu trẻ em Somalia bị suy dinh dưỡng cấp tính vào năm 2025, hạn chế khả năng phát triển và xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.Nạn đói ở Mali đang trở nên tồi tệ hơn do cuộc xung đột leo thang đã diễn ra trong 12 năm. Nhiều thành phố đang mắc kẹt trong cuộc giao tranh giữa chính quyền quân sự Mali liên minh với nhóm lính đánh thuê Wagner, đối đầu với các nhóm vũ trang đối lập như lực lượng Tuareg và Jama'at Nusrat al-Islam wal-Muslimin (JNIM). Việc Pháp rút hỗ trợ quân sự khỏi Mali cũng gây nguy cơ gia tăng thương vong của thường dân vướng vào giao tranh. Theo dự báo, năm 2025 sẽ là thách thức với chính quyền Mali khi các nhóm đối lập có thể kiểm soát nhiều khu vực hơn. Ngoài ra, nguy cơ khủng hoảng lương thực trầm trọng hiện hữu khi phe đối lập tấn công các xe chở ngũ cốc và chặn tuyến tiếp tế, trong khi lũ lụt đã phá hoại mùa màng. Hơn 2.500 người tại Mali có nguy cơ gặp nạn đói và con số này có thể tăng.Kể từ sau vụ ám sát cố Tổng thống Haiti Jovenel Moise năm 2021, nước này chìm sâu vào khủng hoảng với các cuộc đụng độ giữa những băng nhóm, với quy mô ngày càng tăng. Các cuộc tấn công bạo lực gần đây vào tháng 12.2024 đã khiến khoảng 200 thường dân thiệt mạng.Việc các băng nhóm mở rộng quyền kiểm soát đặt hàng triệu người dân Haiti vào nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục, bắt cóc và tống tiền, qua đó cản trở hoạt động nhân đạo và nỗ lực phục hồi kinh tế. Cơ sở hạ tầng kém và dễ tổn thương trước thiên tai cũng gây đe dọa người dân nước này khi xảy ra bão hoặc động đất.Hoạt động của nhóm vũ trang JNIM và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trải dài trên các quốc gia vùng Sahel ở châu Phi, bao gồm Burkina Faso. Các nhóm vũ trang đối lập từ chỗ chỉ cô lập 1 thị trấn vào năm 2021, đến năm 2024 đã kiểm soát gần 40 thị trấn, khiến gần 2 triệu người bị cô lập và cản trở các nguồn viện trợ.Đã có hơn 1.800 thường dân thiệt mạng trong các cuộc đụng độ ở Burkina Faso năm 2024. Ngoài ra, nạn đói tại nước này đã ở mức 43% và Burkina Faso dần nhận ít viện trợ hơn từ các tổ chức quốc tế. Lũ lụt và dịch sốt xuất huyết cũng là mối đe dọa với người dân tại đây.Đây là lần đầu tiên Li băng xuất hiện trong tốp 10 danh sách cần chú ý khẩn cấp của IRC, liên quan những cuộc giao tranh giữa Israel và lực lượng Hezbollah đã kéo dài hơn 1 năm. Một lệnh ngừng bắn được ký kết tháng 11.2024 không thể lập tức giải quyết nhu cầu viện trợ nhân đạo tại Li băng, khi xung đột đã khiến hơn 1,4 triệu người phải bỏ nhà cửa.Nền kinh tế Li Băng đối mặt với loạt khó khăn khi đồng tiền nước này đã giảm 98% giá trị kể từ năm 2019, trong khi giá lương thực đã tăng 350%. Khoảng 80% dân số đối diện với mất an ninh lương thực.Đất nước này phải đối mặt với các mối hiểm họa khi nước láng giềng Sudan cũng đang xảy ra xung đột nghiêm trọng. Ngoài ra, bất ổn chính trị và khủng hoảng khí hậu, với tình trạng lũ lụt hằng năm gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất lương thực. Những bất ổn tại Sudan cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan, một trong những trụ cột nền kinh tế nước này. Giá thực phẩm đã tăng vọt 95% trong một năm.Một thỏa thuận hòa bình để tạm ngừng xung đột giữa chính quyền và nhóm vũ trang đối lập tại Nam Sudan sẽ kết thúc vào tháng 2.2025 và nếu không được gia hạn, tình trạng bất ổn sẽ còn thêm trầm trọng. Trong khi đó, các chuyên gia dự đoán rằng hơn 2,1 triệu trẻ em ở Nam Sudan sẽ bị suy dinh dưỡng cấp tính vào năm 2025, khi nông nghiệp nước này chịu lũ lụt triền miên và hoạt động cứu trợ bị cản trở do xung đột.Sau sự kiện lực lượng đối lập lật đổ chính quyền cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad đầu tháng 12.2024, giới quan sát vẫn chờ xem liệu người dân Syria sẽ bắt đầu ổn định cuộc sống, hay sẽ tiếp tục xuất hiện các cuộc xung đột.Sau gần 14 năm đối đầu giữa lực lượng ông al-Assad và các nhóm đối lập, khoảng 16,7 triệu người Syria, tương đương 72% dân số, phải phụ thuộc vào các nguồn viện trợ. Tình trạng siêu lạm phát đẩy giá lương thực tăng vọt và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở mức báo động. Hạn hán có thể khiến nguồn nước càng trở nên khan hiếm, tạo điều kiện cho dịch tả lây lan ở các trại tị nạn. Có khoảng một nửa cơ sở y tế tại Syria hiện không hoạt động và 1/3 bệnh viện công đóng cửa một phần hoặc toàn bộ. IRC dự báo các cuộc đụng độ giữa chính quyền quân sự Myanmar và lực lượng đối lập sẽ tiếp diễn khi các lệnh ngừng bắn ngắn hạn sụp đổ. Thiên tai như bão lũ, cùng các loại dịch bệnh, có thể đe dọa đến những cộng đồng dễ bị tổn thương tại Myanmar. Nước này cũng chỉ nhận được 0,25% số tiền từ ngân sách tài trợ khí hậu toàn cầu, khiến nỗ lực phục hồi thêm khó khăn.Hơn 1 năm kể từ cuộc chiến giữa Israel và lực lượng Hamas, Dải Gaza liên tục hứng chịu các cuộc tấn công từ Tel Aviv và giới chức y tế Gaza cuối tháng 12.2024 thông báo đã có hơn 45.000 người thiệt mạng kể từ ngày 7.10.2023, thời điểm Hamas phát động tấn công Israel và Tel Aviv đáp trả.Gần như toàn bộ dân số Gaza chịu cảnh mất an ninh lương thực nghiêm trọng và tình hình có thể nghiêm trọng nếu Israel và Hamas không thể nhất trí một lệnh ngừng bắn ở Gaza. Các chuyên gia cảnh báo nạn đói có thể xuất hiện ở khắp dải đất này nếu công tác cứu trợ nhân đạo bị cản trở. Hạ tầng y tế và dịch vụ bị hư hại do cuộc chiến cũng sẽ gây khó khăn cho người dân Gaza trong những nhu cầu cơ bản.Trong 2 năm liên tiếp, Sudan đứng đầu danh sách của IRC, khi cuộc nội chiến tại nước này vẫn tiếp diễn. IRC cho biết Sudan hiện là quốc gia phải chịu cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất được ghi nhận. Cuộc chiến giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đối lập gây ra tác động nghiêm trọng đến thường dân. Bạo lực tình dục và tình trạng tuyển mộ trẻ em trở thành tay súng đã trở nên phổ biến. Nội chiến được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2025 khi không bên nào có ý định tìm giải pháp ngoại giao. Hệ thống y tế bị tê liệt cũng khiến người dân không được điều trị những loại bệnh như dịch tả và dự báo sẽ có nhiều đợt bùng dịch trong năm 2025. Theo IRC, nếu không có biện pháp bảo vệ nhân viên cứu trợ nhân đạo, người dân Sudan có thể tiếp tục không được hỗ trợ.
Shark Liên - vị ‘Cá Mập’ hết lòng với sự phát triển của người Việt trẻ
Ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất đông người dân, du khách đã đổ xô về trung tâm TT.Lao Bảo để tham quan, chụp ảnh với cặp đôi linh vật rắn đang rất “hot” trên mạng xã hội.Không chỉ người dân ở Lao Bảo mà còn có cả những du khách ở các huyện thị lân cạnh không quản ngại đường xa để lên vùng biên giới “check-in” với cặp linh vật rắn vô cùng đáng yêu."Tôi ở Đông Hà lên đây vì năm nay nghe Lao Bảo có một cặp linh vật rắn rất là đẹp nên từ sáng sớm đã lặn lội lên đây từ lúc 8 rưỡi ai ngờ lên thì đông quá, bon chén sáng giờ thì giờ mới chụp hình được, siêu đẹp luôn mọi người", chị Nguyễn Thị Trang (TP.Đông Hà) chia sẻ. Nhiều người dân đánh giá cao về vẻ đẹp ngoại hình của cặp đôi linh vật rắn cũng như ý nghĩa sâu sắc khi tượng trưng cho tình hữu nghị hai nước Việt – Lào.Bên cạnh tâm điểm là linh vật rắn, xung quanh khuôn viên cũng được trang trí cờ, hoa rực rỡ để người dân thỏa sức được tham quan, chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc đoàn tụ, ấm áp với gia đình, bạn bè ngày đầu năm mới.Dự kiến, cặp đôi linh vật rắn sẽ thu hút từ 5.000 – 7.000 lượt khách ghé thăm và là địa điểm lý tưởng để người dân du xuân, đón tết.